Chứng khó vào giấc ngủ là một trạng thái mà nhiều người trên thế giới đang phải đối mặt. Đây là tình trạng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thư giãn và lắng nghe cơ thể để vào giấc ngủ.
Tình trạng này có thể gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nội dung bài viết:
Một giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm là cần thiết để duy trì sức khỏe của một người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải chứng khó ngủ, việc đạt được số giờ ngủ lý tưởng này trở nên rất khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng khó vào giấc ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày cho đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nếu không điều trị kịp thời, các vấn đề về khó ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Sự phản ứng chậm chạp khi lái xe có thể tăng nguy cơ gây tai nạn. Khả năng tập trung và năng suất làm việc cũng bị ảnh hưởng nếu giấc ngủ không đủ. Ngoài ra, chứng khó ngủ còn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật và cảm lạnh.
Hiểu đúng về chứng khó ngủ
Khó ngủ, hay còn gọi là khó vào giấc ngủ, là thuật ngữ để chỉ tình trạng gặp khó khăn khi cố gắng vào giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm.
Chứng khó vào giấc ngủ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Một số dấu hiệu của khó ngủ bao gồm:
- Thiếu năng lượng, mệt mỏi vào ban ngày
- Thường xuyên đau đầu
- Xuất hiện quầng thâm mắt
- Không thể tập trung trong suốt ngày
- Thức dậy quá sớm
- Thức trắng đêm hoặc tốn quá nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ.
Nguyên nhân khó vào giấc ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây khó ngủ. Tuổi tác, việc kích thích não bộ quá mức trước khi đi ngủ (như xem TV, chơi game, tập thể dục quá sớm), tiêu thụ quá nhiều caffeine, bị quấy rối bởi tiếng ồn và không gian ngủ không thoải mái là những nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ.
Ngoài ra, việc ngủ quá nhiều trong ngày, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mệt mỏi do thay đổi múi giờ sau chuyến bay và sử dụng một số loại thuốc kê toa cũng có thể góp phần vào tình trạng này.
Khó ngủ cũng có thể xuất hiện khi bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như rối loạn lo âu, trầm cảm, tiểu đường, tiểu đêm, đau mãn tính, hen suyễn, bệnh tim, hoặc ngưng thở khi ngủ.
Chứng khó ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ có xu hướng thức dậy nhiều lần trong đêm, tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ vượt qua giai đoạn này sau khi đạt 6 tháng tuổi. Nếu trẻ của bạn vượt qua tuổi này mà vẫn gặp khó khăn khi ngủ, có thể đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng, bị bệnh, đói hoặc có các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc khó tiêu.
Cách cải thiện chứng khó vào giấc ngủ
Cách điều trị chứng khó ngủ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà để giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thử:
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức thích hợp
- Nghe những bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tắm nước ấm để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn
- Không để đèn ngủ quá sáng
- Tránh uống cà phê và rượu trong vòng vài giờ trước khi ngủ
- Tránh tham gia các hoạt động kích thích não bộ trước khi ngủ
- Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày (chỉ nên ngủ trưa 30 phút)
- Tạo cho mình một thời gian biểu ngủ nghỉ đầy đủ và hợp lý.
Nếu chứng khó ngủ của bạn là do vấn đề sức khỏe hoặc một rối loạn giấc ngủ khác gây ra, bạn cần được điều trị cho nguyên nhân gốc. Ví dụ, nếu khó ngủ do tác động của trầm cảm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Khó ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, bạn không nên để tình trạng này kéo dài. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh khó ngủ để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon bạn nhé!