FAQs – Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được từ các bệnh nhân. Các bạn hãy tham khảo và để lại câu hỏi cho chúng tôi tại mục “Hỏi đáp”. Cám ơn các bạn.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng. Giấc ngủ tốt bao gồm hai yếu tố là thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Mất ngủ dẫn đến trầm cảm do giấc ngủ bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh, não sẽ giải phóng kích thích tố căng thẳng. Điều đó cho thấy việc giấc ngủ bị gián đoạn có thể tàn phá não gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc và có thể gây nên các vấn đề tâm lý. Mất ngủ dẫn đến trầm cảm có các dấu hiệu: Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, chập chờn trong giấc ngủ, thời gian ngủ không đủ, người mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy nhược. Ngoài ra mất ngủ dẫn đến trầm cảm còn đi kèm một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, táo bón, đau dạ dày,… Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám điều trị. Sau khi bác sĩ tiến hành điều trị nguyên nhân trầm cảm thì vấn đề mất ngủ cũng nhanh chóng được kiểm soát.

Socola là hỗn hợp giữa cacao và bơ cacao, đường, sữa và những chất phụ gia khác vào, cuối cùng được đóng thành dạng thanh. Ăn socola đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe, chúng tác động tích cực đến hệ tuần hoàn, có tác dụng chống ung thư, kích thích não, trị bệnh ho và chống tiêu chảy. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng quá nhiều socola vì ăn socola có thể gây mất ngủ vào ban đêm. Sở dĩ ăn socola mất ngủ vì trong socola có chứa nhiều tyrosine. Tyrosine sẽ chuyển hóa thành chất kích thích dopamine. Chất này khiến cho bạn luôn cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn vào ban đêm, nằm lên trở xuống không ngủ được và là nguyên nhân ăn socola mất ngủ về đêm.

Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Đồng thời cơ thể cũng ở trạng thái tĩnh tâm, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Từ đó, cơ thể dần phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, trong lúc thiền định, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt để tìm cách giải quyết. Hoặc giúp gạt bỏ đi những phiền muộn, lo lắng để tập trung vào giấc ngủ. Tuy nhiên, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động đến tư tưởng, tâm lý của người bệnh để hỗ trợ đáng kể việc cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý. Còn tổn thương bên trong cần được tác động trực tiếp hơn để điều trị tận gốc nguyên căn gây nên bệnh mất ngủ. Chính vì thế, để có thể điều trị mất ngủ hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với những phương pháp chuyên biệt hơn. Bạn đến đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị chính xác nhất.

Bệnh mất ngủ hoàn toàn có thể cải thiện khi áp dụng những biện pháp như: Sắp xếp lại thời gian hợp lý cho bản thân và thay đổi lại lối sống. Sau khi đã khắc phục được nguyên nhân chủ quan mà vẫn không ngủ được thì hãy tìm tới sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện thường xuyên. Trường hợp bạn đã áp dụng những phương pháp điều trị trên mà vẫn mất ngủ. Bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, hoặc Tâm thần để tìm nguyên nhân và điều trị. Việc điều trị mất ngủ mãn tính thường kéo dài vài tháng và được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn đầu của việc điều trị bệnh nhân có thể mệt mỏi, Những triệu chứng đó sẽ hết dần, bệnh nhân ngủ lại được và sức khỏe cải thiện. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi gầy sút, chóng mặt, trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, thay đổi tính cách, làm việc thiếu tập trung hiệu quả công việc kém… Vì vậy việc điều trị mất ngủ là rất cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn điều trị an toàn và có hiệu quả.

Bấm huyệt, châm cứu là một ưu thế của y học cổ truyền cũng là một biện pháp khi rối loạn giấc ngủ thì có thể day bấm một số huyệt mang tính chất an thần, tĩnh tâm là một biện pháp tốt. Khi bị rối loạn giấc ngủ bạn có thể đến các cơ sở đông y để bấm huyệt, châm cứu và các thuốc y học cổ truyền để dùng. Không nên tự bấm vì bấm sai kĩ thuật sẽ không đem lại hiệu quả điều trị.

Bạn hoàn toàn có thể đi tập gym, nhưng với mức độ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, để có thể tập gym với cường độ cũng như thời gian nhiều hơn nhằm rèn luyện sức khỏe, trước mắt, bạn cần thay đổi thời gian sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hoặc nhờ thêm sự hỗ trợ từ bác sĩ để cải thiện giấc ngủ.

Mất ngủ tim đập nhanh là một dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta đang có vấn đề và nó cảnh báo về những bệnh như sau: 1. Tim đập nhanh mệt mỏi là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp: Huyết áp thấp là hiện tượng cơ thể không được nhận đủ máu để cung cấp cho các quá trình vận động trong cơ thể. Khi đó tim sẽ bắt đầu phản ứng lại bằng cách đập nhiều và nhanh hơn để có thể cung cấp đủ máu cho cơ thể. 2. Tim đập nhanh bị hồi hộp khi ngủ, chân tay bủn rủn là dấu hiệu của bệnh đường huyết thấp, thường có biểu hiện như: chóng mặt, tim đập nhanh, chân tay bủn rủn khiến cho người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 3. Bên cạnh đó mất ngủ tim đập nhanh cũng do nhiều nguyên nhân khác như: do lo lắng, suy nghĩ nhiều, do sử dụng chất kích thích khiến cho cơ thể hưng phấn, tim đập nhanh hơn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Dưới đây là một số cách khắc phục mất ngủ đêm: 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ: Tạo một môi trường thoải mái, yên tĩnh và mát mẻ trong phòng ngủ của bạn. Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn, và cố gắng giữ phòng ngủ mát mẻ. 2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Hạn chế uống cà phê, rượu và các loại đồ uống chứa caffeine. Tập thể dục đều đặn vào ban ngày, nhưng tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ. Ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn dễ dàng ngủ hơn. 3. Giảm căng thẳng và lo lắng: Học cách giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thở sâu, yoga hoặc tai chi. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về lo lắng hoặc căng thẳng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tâm lý hoặc tâm lý học. 4. Sử dụng kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn như tự trị liệu bằng các bài tập thở, trị liệu bằng âm nhạc và massage có thể giúp giảm căng thẳng và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ. 5. Không dùng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ: Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bởi vì ánh sáng mà chúng phát ra có thể làm giảm sản xuất melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ của cơ thể.