Bệnh tiểu đường có thể gây ra những dấu hiệu sớm như tình trạng đói, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, liên tục khát nước, khô miệng, ngứa da và nhìn mờ. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường thường có chất lượng giấc ngủ kém, bao gồm tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon. Nhiều người ngủ quá nhiều, số khác gặp khó khăn để ngủ đủ giấc hoặc rơi vào trạng thái ngủ gà ngủ gật, ngủ không sâu và dễ bị thức giấc bởi các tác động xung quanh như âm thanh, tiếng ồn, nhiệt độ. Ngoài ra, dấu hiệu buồn ngủ sau khi ăn cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân do cơ thể bệnh nhân tiểu đường không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, khiến nồng độ glucose cao hơn mức bình thường. Khi cơ thể thu nạp một lượng lớn tinh bột, sẽ xảy ra tình trạng dư thừa glucose. Khi đó, cần phải có một lượng lớn insulin thích hợp để đẩy nhiều glucose hơn vào tế bào, khiến lượng đường trong máu giảm mạnh. Tuy nhiên, khi lượng đường dư thừa được giải phóng, cơ thể lại rơi vào trạng thái hạ đường huyết quá mức, còn các chất dinh dưỡng chưa được chuyển tới não bộ nên gây ra buồn ngủ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, insulin tiết ra quá mức lặp lại nhiều lần là biểu hiện của bệnh đái tháo đường.

Rối loạn giấc ngủ do tiểu đường
Rối loạn giấc ngủ có thể cảnh báo bạn đang bị tiểu đường

Người bệnh không chỉ phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến giấc ngủ khó khăn mà còn phải đối diện với những tác động và biến chứng nguy hiểm do rối loạn giấc ngủ gây ra như ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, tăng đường huyết…

  • Chứng ngừng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng hoạt động thở trong khi ngủ. Điều này dẫn đến nồng độ oxy trong máu giảm do đường hô hấp bị tắc nghẽn trong khi ngủ, gây khó khăn cho việc lưu thông khí đến phổi. Mức oxy trong máu giảm cũng có tác động đến chức năng của não và tim. Thực tế có đến 2/3 số người thừa cân bị chứng ngừng thở khi ngủ. Những người này cũng dễ bị bệnh đái tháo đường.

Chứng ngừng thở khi ngủ cũng ảnh hưởng đến chu kỳ và các giai đoạn của giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa tình trạng giấc ngủ bị rối loạn và suy giảm hormone tăng trưởng. Hormone này đóng vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của cơ thể, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Khi rơi vào trạng thái suy giảm, hệ lụy kéo theo là tăng mỡ toàn thân, hình thành mỡ bụng và khó tạo cơ. Hội chứng này cũng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh đái tháo đường hay tình trạng kháng insulin.

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương dây thần kinh ở bàn chân và chân là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể gây mất cảm giác hoặc các triệu chứng như ngứa, tê, rát và đau chân.
  • Hội chứng chân không yên cũng gây rối loạn giấc ngủ, với đặc trưng là sự kích thích chân di chuyển, thường đi kèm với ngứa, tê, rát hoặc đau chân.
  • Hạ hoặc tăng đường huyết cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh đái tháo đường, khiến cho họ khó vào giấc hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng. Nếu tăng đường huyết gây ra cảm thấy khó chịu, bất an, nóng nực thì hạ đường huyết gây cảm giác đói, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi khiến người bệnh đái tháo đường khó ngủ ngon.
  • Ngủ ngáy có thể do béo phì hoặc thu nạp nhiều chất béo, gây nguy cơ mắc các bệnh như ngưng thở khi ngủ, tiểu đường type 2, bệnh tim, tăng huyết áp, viêm khớp và đột quỵ.

Các chuyên gia khuyên những người từ 45 tuổi trở lên hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên đến khám và thực hiện các xét nghiệm để tầm soát bệnh. Điều này giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh, tránh những tổn thương thần kinh, rối loạn tim và các biến chứng khác.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận