Dù bạn đã có một đêm ngon giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày hôm sau. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ cả ngày như do lối sống hay bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Buồn ngủ cả ngày
Buồn ngủ cả ngày dù đêm ngủ ngon giấc

Buồn ngủ cả ngày do lối sống

Có những thói quen và yếu tố gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày như:

  • Ăn kiêng: Cơ thể cần năng lượng từ thức ăn. Người ăn kiêng quá mức, không cân bằng hoặc bỏ bữa khiến thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi, buồn ngủ trong ngày. Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất, như sắt, vitamin D và B12, có thể gây buồn ngủ quá mức. Thay đổi đường huyết hạn chế khả năng vận chuyển năng lượng đến các tế bào, giảm mức năng lượng. Ngoài ra, uống rượu quá mức, hay sử dụng caffeine cũng là các yếu tố gây buồn ngủ. Thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung dinh dưỡng giúp giảm tình trạng này.
  • Mất nước: Khoảng 50-60% trọng lượng cơ thể là nước. Đổ mồ hôi, đi tiểu, nóng bức, ốm yếu khiến mất nước. Người không uống đủ nước thường thiếu năng lượng. Người trưởng thành nên uống hai lít nước mỗi ngày, liều lượng của trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi.
  • Thói quen ngủ muộn: Mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày vì thức khuya vào ban đêm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như môi trường nóng, ồn ào; ngủ trưa muộn; tập thể dục gần giờ lên giường. Tập thói quen ngủ đều đặn, sống trong căn phòng thoải mái giúp hạn chế ngủ ban ngày.
thức khuya gây buồn ngủ cả ngày
Thói quen thức khuya và ít vận động cũng gây nên tình trạng buồn ngủ cả ngày
  • Thiếu vận động: Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Thiếu vận động làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Mọi người nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục quá mức: Tập thể dục quá nhiều, gắng sức khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng để phục hồi, không có động lực vào ban ngày. Tập thể dục điều độ, cho bản thân nghỉ ngơi để hồi phục.
  • Căng thẳng: Căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mức năng lượng. Giảm mức độ căng thẳng hoặc kiểm soát stress tốt hơn có thể cải thiện tình trạng này.

Buồn ngủ cả ngày do bệnh lý

Ngoài những yếu tố lối sống, một số bệnh lý cũng gây ra tình trạng mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Thậm chí, sau khi thức dậy, tình trạng này vẫn có thể tái diễn.

  • Thiếu máu: Khi cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn, tế bào máu không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể, gây buồn ngủ, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, và tê chân tay.
  • Bệnh tự miễn: Đây là các bệnh do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các cơ quan, gây tổn thương mô, viêm mạn tính và rối loạn giấc ngủ. Một số bệnh tự miễn thường gặp bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, và viêm ruột.
  • Ung thư: Người bệnh ung thư thường gặp rối loạn giấc ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm. Điều này do khối u phát triển làm rối loạn điện giải, thay đổi nồng độ hormone và ảnh hưởng đến chức năng của tế bào. Các tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư cũng làm bệnh nhân mất ngủ.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh này gây ra khó thở, ho, và sự tích tụ chất nhầy trong đường thở. Khó thở làm cho người bệnh trằn trọc ban đêm và muốn ngủ vào ban ngày.
  • Bệnh tiểu đường: Cảm giác thiếu năng lượng rất phổ biến ở người tiểu đường. Nguyên nhân là do mức đường huyết thấp, mất cân bằng hormone, tác dụng phụ của điều trị, ăn kiêng và lối sống kém lành mạnh.
  • Bệnh tuyến giáp: Mất cân bằng hormone tuyến giáp làm tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Bệnh tuyến giáp thường được điều trị bằng phẫu thuật, phương pháp hormone, và iốt. Khi điều trị khỏi, người bệnh cũng có giấc ngủ và sức khỏe tốt hơn.
bệnh buồn ngủ cả ngày
Buồn ngủ cả ngày có thể do mắc nhiều bệnh lý
  • Bệnh tim: Suy tim hoặc bệnh động mạch vành hạn chế lượng máu giàu oxy đến cơ bắp, tim và não. Do đó, các cơ quan không nhận đủ oxy, dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, và nhịp tim không đều.
  • Đau cơ xơ hóa: Đây là tình trạng đau mạn tính do rối loạn chức năng trong hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh làm tăng độ nhạy cảm, viêm nhiễm, và rối loạn giấc ngủ.
  • Bệnh truyền nhiễm: Các bệnh như cúm, Covid-19… khiến cơ thể suy nhược. Một số trường hợp mệt mỏi kéo dài, ngủ không yên khi khỏi bệnh, ví dụ như hội chứng hậu Covid-19.
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Hội chứng này gây mệt mỏi cực độ, không cải thiện dù nghỉ ngơi nhiều hơn. Bệnh thường có triệu chứng giống cúm, rối loạn chức năng nhận thức kiểu “sương mù não”. Nguyên nhân là do nhiễm trùng, căng thẳng mạn tính, và viêm nhiễm.
  • Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh thường thiếu ngủ, bốc hỏa… do thay đổi nội tiết tố, lão hóa và căng thẳng. Liệu pháp thay thế hormone, thuốc, tập thể dục có thể kiểm soát các triệu chứng.
  • Trầm cảm: Cảm giác buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động, gây ra các triệu chứng thể chất như mất hứng thú, buồn ngủ. Điều trị bằng thuốc, tâm lý giúp giảm triệu chứng trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp sinh học, hội chứng chân không yên… khiến người bệnh muốn chợp mắt vào ban ngày.
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận